OEE
OEE
Như chúng ta đã biết , duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể - TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới . Việc thực hiện TPM là nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo dưỡng được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Cách suy nghĩ trách nhiệm của tôi là một công nhân vận hành thiết bị sẽ chỉ vận hành thiết bị, trách nhiệm của anh là công nhân bảo trì sẽ thực thi sửa chữa thiết bị, được thay bằng tôi và anh cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của chúng ta, nhà máy của chúng ta, tương lai của chúng ta , mà mục tiêu cơ bản của TPM là OEE.
Vậy OEE là gì?
Để hiểu OEE là gì, thì cần phải biết, OEE là viết tắt của cụm từ Overall Equipment Effectiveness được hiểu chỉ số Hiệu suất Tổng thể Thiết bị (hoặc Hiệu quả thiết bị Tổng thể). OEE được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị một cách tổng thể thông qua cả 3 mặt nguồn lực: thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Qua đó giúp nhà quản lý cải tiến hiệu quả sử dụng máy móc bằng cách cải tiến các vùng cơ hội.
Cho đến nay, OEE là cách bao quát nhất để đo hiệu quả sản xuất các thiết bị của nhà xưởng. Một nhà máy hiệu quả cao với năng suất cao, sẽ có một chỉ số OEE. Mặt khác, chỉ số OEE thấp, chỉ ra rằng, nhà máy còn tồn tại nhiều tác vụ ẩn cùng với các tài nguyên chưa được sử dụng hết công xuất đang tạo ra tổn thất.
Đầu tiên, nhà quản lý cần thiết lập hiểu biết chung và chính xác về các thành tố của OEE, cùng với cách tiếp cận có hệ thống để thu thập dữ liệu sản xuất. Thứ hai, nhà quản lý nên giới thiệu về lợi ích của OEE cho toàn thể công ty, để mọi người trong nhóm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp quyết định áp dụng khái niệm này. Nếu có điều kiện, doanh nghiệp có thể triển khai một dự án thí điểm trước khi áp dụng trên quy mô rộng hơn.
Cuối cùng, điều tối quan trọng đối với việc ứng dụng OEE là phải hiểu, đây là một hành trình cải thiện hiệu xuất làm việc một cách dài hạn và phải làm từ từ, từng bước một.
Tại sao cần ứng dụng OEE cho doanh nghiệp sản xuất ?
Nhiều doanh nghiệp chọn ứng dụng OEE vì trước hết, nó giúp nhà quản lý thấy và hiểu quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Bằng cách định lượng và trực quan hóa tất cả các tổn thất từ dây chuyền sản xuất và máy móc, OEE không chỉ cho thấy những gì thiết bị đã sản xuất được bằng tài nguyên vốn có mà còn cả tềm năng sản xuất. Nói cách khác, OEE kết hợp với việc theo dõi thời gian chết của thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp hiểu tiềm năng thực sự của các nhà máy.
OEE còn giúp nhà sản xuất tập trung nguồn lực và chỉ đạo chiến lược bảo trì chính xác hơn. Bởi vì nó chỉ ra chính xác vấn đề thực sự gây thất thoát trong quá trình sản xuất, ví dụ: Tổn thất gây ra bởi các yếu tố tổ chức như nhân sự, cung cấp nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất,….
OEE không chỉ dừng lại ở một chỉ số về hiệu suất mà quan trọng hơn là một công cụ cải tiến liên tục cho phép doanh nghiệp tập trung giải quyết sáu tổn thất chính tồn tại ở hầu hết các cơ sở sản xuất.
Nguồn : sưu tầm
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm