NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DOANH NGHIỆP BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI OKRs

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DOANH NGHIỆP BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI OKRs

Những lợi ích thiết thực mà mô hình quản trị mục tiêu OKRs mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay là không thể phủ nhận. Tuy nhiên làm thể nào để bắt đầu xây dựng và áp dụng thành công mô hình này vào hoạt động của tổ chức thì lại là một “bài toán khó” khiến cho nhiều nhà lãnh đạo phải “đau đầu” suy nghĩ. Thực tế cũng chỉ ra rằng rất nhiều các doanh nghiệp sau khi áp dụng OKRs nhưng không có định hướng rõ ràng đã phải nhận kết quả thất bại không mong muốn.

Những lưu ý được liệt kê dưới đây sẽ phần nào giúp cho các doanh nghiệp tránh mắc phải sai lầm khi mới bắt đầu triển khai mô hình OKRs và dẫn dắt hoạt động của OKRs trong doanh nghiệp được đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả như kỳ vọng đặt ra.

1. Áp dụng linh hoạt thay vì sao chép

Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thất bại khi triển khai OKRs đó chính là doanh nghiệp không được hướng dẫn thực hiện một cách bài bản. Phần lớn các doanh nghiệp học hỏi và cố gắng sao chép những kinh nghiệm từ các công ty thành công khi áp dụng OKRs hay tài liệu hướng dẫn thực hiện OKRs trên internet. Sự sao chép này hoàn toàn là mù quáng và không có chọn lọc, đánh giá chi tiết xem cách thức triển khai OKRs có đang thực sự phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty mình hay không.

2. Triển khai OKRs tăng dần thay vi đột ngột

Khi xây dựng OKRs cho doanh nghiệp, nhà quản trị cần lưu ý một điều rằng bạn không nhất thiết phải ứng dụng OKRs với các mục tiêu khó khăn và lớn lao ngay lập tức cho cả công ty. Bởi lẽ, OKRs là một phương pháp quản trị mục tiêu chứ không phải là một hệ thống mục tiêu “nguyên khối” và bắt buộc doanh nghiệp cần phải thực hiện các yếu tổ nào cùng một lúc. Một vài những yếu tố trong phương pháp OKRs cần phải triển khai từ từ hoặc có có thể lặp lại nếu doanh nghiệp muốn đảm bảo sự thành công. Cuối cùng, người xây dựng và triển khai OKRs phải hiểu rõ doanh nghiệp, nắm rõ tính chất của OKRs khi áp dụng cho doanh nghiệp và những lợi ích doanh nghiệp mình có thể đạt được khi triển khai OKRs.

3. Tập trung đào tạo nhân viên về OKRs

Rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay đã thất bại khi áp dụng OKRs bởi cùng một nguyên nhân, đó chính là nhân viên không hiểu gì về OKRs và cách thực hiện chúng. Chỉ đơn giản là thông báo cho toàn bộ nhân sự về kế hoạch triển khai OKRs và yêu cầu nhân viên tự tìm hiểu. Mặc dù đây là một phương pháp có khái niệm dễ hiểu, nhưng để làm sao thực hiện OKRs thành công thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và nó có thể là một trở ngại khó khăn đối với nhân viên.

4. Tuân thủ quy tắc triển khai OKRs

Doanh nghiệp nên có các cuộc họp định kỳ hàng tuần để theo dõi OKRs giữa nhà quản lý và nhân viên.

Nhà quản lý có nhiệm vụ bám sát tiến độ thực hiện OKRs của từng cá nhân, đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng mục tiêu chung của tổ chức.

Nhanh chóng đưa ra các giải pháp cải thiện kết quả của OKRs khi gặp khó khăn và có nguy cơ thất bại

#salegiaxuong

#chiasekienthucquantrisanxuat

#tuvankienbach

#kienthucQTSX

#kienthucquantrisanxuat

 

  Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.

1. Group Facebook tại đây

Group facebook chia sẻ kiến thức quản trị sản xuất

 

2. Zalo Group tại đây

Zalo group kiến thức sản xuất

 

3. Youtube tại đây

Youtube kiến thức quản trị sản xuất

 

4. Website tại đây

Website kiến thức quản trị sản xuất

 

5. Fanpage Facebook tại đây

Fan Page Facebook tư vấn kiến bách

 

6. Instagram tại đây

Instagram tư vấn kiến bách

 

7. TikTok tại đây

TikTok Kiến thức quản trị sản xuất

 

8. Zalo Group DEAL tại đây

Zalo Group Deal Kiến thức quản trị sản xuất

 

9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây

Group Facebook Sale Giá Xưởng Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây

Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

   Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KPI
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KPI

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KPI
Một vài KeyWord trong quá trình Xây Dựng Chiến Lược
Một vài KeyWord trong quá trình Xây Dựng Chiến Lược

Một vài KeyWord trong quá trình Xây Dựng Chiến Lược
LỢI THẾ CẠNH TRANH (PART 7)
LỢI THẾ CẠNH TRANH (PART 7)

LỢI THẾ CẠNH TRANH (PART 7)
9 BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ GIÚP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
9 BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ GIÚP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thực chất việc Xây Dựng Hệ Thống Quản Trị Doanh Nghiệp không quá khó khăn hay phức tạp, đây cũng không phải một vấn đề quá mới với Doanh Nghiệp, chúng ta có thể hình dung thông qua 9 bước :
5 CHỈ SỐ KPI SẢN XUẤT TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP
5 CHỈ SỐ KPI SẢN XUẤT TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP

5 CHỈ SỐ KPI SẢN XUẤT TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP
Dấu hiệu nhận biết Khi Nào Doanh Nghiệp cần Tái Cấu Trúc ?
Dấu hiệu nhận biết Khi Nào Doanh Nghiệp cần Tái Cấu Trúc ?

Dấu hiệu nhận biết Khi Nào Doanh Nghiệp cần Tái Cấu Trúc ?
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH SME THỜI COVID: THỦ BỀN - CÔNG CHẮC
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH SME THỜI COVID: THỦ BỀN - CÔNG CHẮC

Ngày 26/6/2021, Anh Lý Minh Hoàng – Thành Viên Ban Cố Vấn, Mảng Tài Chính- Đầu Tư Gọi Vốn đã có chia sẻ cho Doanh Nghiệp về CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH SME THỜI COVID: THỦ BỀN - CÔNG CHẮC. Trong Buổi này, anh Hoàng cũng đã chia sẻ cho Doanh Nghiệp về CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP SME : THỦ BỀN – CÔNG CHẮC trong thời điểm hiện nay
CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT (Heijunka)
CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT (Heijunka)

CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT (Heijunka)

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng