CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT (Heijunka)
CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT (Heijunka)
Heijunka là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nhật, tiếng Anh tương đương là Production Leveling, nghĩa là “Cân bằng chuyền sản xuất”.
Theo JIS Z 8141 (Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản về các thuật ngữ dùng trong sản xuất): Heijunka là phương pháp sản xuất để cân bằng về loại sản phẩm và lượng sản xuất của quá trình lắp ráp cuối cùng, nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất theo sự thay đổi của yêu cầu khách hàng. Heijunka là một trong những công cụ để đạt được trình độ sản xuất JIT. Đó là kỹ thuật để giúp loại bỏ các lãng phí (Muda, Mura, Muri) dựa trên nguyên tắc: tạo ra sản phẩm trung gian theo một tốc độ n định nhằm cho phép quá trình tiếp theo cũng được thực hiện theo một tốc độ n định và có thể dự báo trước được.
Thay đ i yêu cầu lượng sản xuất thường gây ra lãng phí bởi tất cả nguồn lực như máy móc, con người, hàng tồn và những yếu tố khác cần cho sản xuất phải luôn luôn giữ ở mức cao nhất. Heijunka giúp giảm giá thành nhờ việc trung bình hóa được khối lượng công việc.
Heijunka trung bình hóa lượng sản xuất nhiều nhất và ít nhất, nhờ đó lượng sản xuất hàng ngày đều đặn hơn. Khi sự biến động được loại bỏ, số lượng nguyên vật liệu và nhân sự được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Heijunka không chỉ dựa trên tổng số sản xuất mà còn phải tính đến chủng loại và những yếu tố biến thiên khác.
Lợi ích
- Tạo phương pháp hoạch định sản xuất đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của nhiều khách hàng khác nhau một cách linh hoạt.
- Tránh được các lãng phí: sản xuất sớm hơn cần thiết, giảm mức tồn kho thành phẩm, giảm các chi phí về vốn.
- Đảm bảo ổn định nguồn lực (con người, máy móc không bị quá tải, căng thẳng).
- Giảm thời gian sản xuất và do đó khả năng giao hàng tốt hơn.
Áp dụng
Heijunka tập trung vào việc làm cho quá trình sản xuất được cân bằng, đồng đều cả về lượng và loại sản phẩm với đặc điểm:
- Không sản xuất sản phẩm theo hướng bị cuốn theo sự biến động về loại, lượng sản phẩm trong yêu cầu đặt hàng thực tế của khách hàng.
- Căn cứ theo các đơn hàng của khách hàng trong một thời gian nhất định, cân đối lại để sản xuất theo lượng và loại sản phẩm tương tự nhau hàng tháng, hướng tới cân bằng sản xuất hàng tuần và tốt nhất là hàng ngày.
Các nhà quản lý cho rằng, sẽ tốt hơn nếu nhà sản xuất tính toán được nhu cầu dài hạn đối với sản phẩm liên quan và tiến hành sản xuất theo tốc độ ổn định. Tức là, nếu trung bình nhu cầu đối với sản phẩm nào đó là 500 đơn vị/tuần (100 đơn vị/ ngày), thì tiến hành sản xuất theo tốc độ được cân bằng là 500 đơn vị/ tuần (100 đơn vị/ngày).
Các nhà quản lý cũng tính toán mức tồn kho tiêu chuẩn của thành phẩm tại điểm cuối của quá trình sản xuất trong trường hợp sản xuất theo phương thức “make-to-stock”. Đối với trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng (make-to-order), mức tồn kho tiêu chuẩn của các sản phẩm này được thiết lập tại ngay trước điểm tùy biến (point of customization) của sản phẩm đó. Mức độ tồn kho phụ thuộc vào mức độ biến động của đơn hàng, sự ổn định của quá trình sản xuất và tần suất giao hàng.
Theo phương pháp Heijunka, với việc cân bằng cả về lượng và loại sản phẩm, công ty may này sẽ hoạch định sản xuất theo cách sau (Lean producer): AABCDAABCDAB... Để thực hiện được kiểu hoạch định cân bằng sản xuất này, một trong các điều kiện quan trọng là doanh nghiệp phải có thời gian chuyển đổi (change-over) ngắn nhất có thể để linh hoạt chuyển đổi điều kiện sản xuất thích hợp từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.
Tóm lại, Heijunka được hiểu và vận dụng một cách thích hợp với loại hình doanh nghiệp, sản phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn với các công cụ Lean cơ bản khác như 5S, TPM, quản lý trực quan, chuẩn hóa quá trình sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu đa dạng thường xuyên thay đổi của nhiều khách hàng một cách linh hoạt.
Nguồn: Tổng hợp
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm