CẢI TIẾN ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN (P2)
CẢI TIẾN ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN (P2)
Để đạt được những mong muốn cơ bản của sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp (ở phần 1), chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi, tổ chức thảo luận, phân tích, phản biện các hoạt động sau. Nhiều Doanh nghiệp SME hay bỏ qua không tiến hành các hoạt động này hoặc có làm thì rất hời hợt.
4 hoạt động giúp việc cải tiến, đổi mới thành công hơn.
1/ Luôn khảo sát ý thích của khách hàng
Khách hàng mà không hài lòng thì sớm muộn gì cũng không còn công ty. Lãnh đạo cao nhất của Doanh nghiệp cần dành thời gian trực tiếp tham khảo ý kiến của khách hàng. Có cuốn sổ tay ghi chép những gợi ý, những lời phàn nàn, bực bội của khách hàng. Dẫu rằng việc gặp và chăm sóc khách hàng đã có bộ phận chuyên trách lo rồi. Nhưng khách hàng đôi khi họ sẽ nói khác, nói sâu hơn nếu họ gặp người chủ doanh nghiệp sẵn sàng lắng nghe họ với một thái độ cầu thị. Vì chưa chắc nhân viên phụ trách gặp gỡ khách hàng sẽ báo cáo cho bạn một cách trung thực và đầy đủ cho bạn. Hoặc có những chi tiết mà chỉ có bạn mới nhận ra còn nhân viên họ sẽ làm theo quy trình kịch bản là chủ yếu. Lãnh đạo mà không thăm hỏi tham khảo khách hàng là một nỗi rất nặng trong khâu vận hành kinh doanh chứ không phải thiếu sót đơn thuần.
Khách hàng sẽ chỉ cho chúng ta thấy những điều mà chúng ta không thấy được. Tiếng nói của khách hàng chính là tiếng nói của thị trường. Đến hơn 80% chủ Doanh nghiệp không biết được lý do tại sao khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của mình một cách tường tận sâu thẳm bên trong khách hàng. Nhiều chủ doanh nghiệp trả lời rất chung chung là do đẹp, do rẻ, do chất lượng tốt. Ngay cả chủ doanh nghiệp mà còn thế thì trông mong gì những nhân viên phụ trách họ tìm hiểu kỹ cho được.
Hãy mời những khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của công ty, những khách hàng đã bỏ công ty để qua mua của đối thủ. Đặt ra những câu hỏi thông minh để khơi gợi ý kiến sâu thẳm bên trong khách hàng chứ không phải những câu hỏi hời hợt dạng yes/no. Hãy để ý những chi tiết nhỏ nhặt về mẫu mã bao bì, về phương thức thanh toán, giao hàng,…chắc chắn sẽ có những chi tiết không ai trong công ty ngờ đến.
Hãy mượn chính bộ óc sáng tạo của khách hàng để doanh nghiệp cải tiến sản phẩm dịch vụ của mình. Trong những công ty tôi làm việc trước đây, CEO luôn dành 1 lượng thời gian nhất định trong tuần để đi gặp khách hàng. Họ coi đó là môt nhiệm vụ vô cùng quan trọng, họ hay đi kinh lý bất chợt, đứng quan sát thái độ, hành vi của khách hàng, họ lắng nghe khách hàng khen hay chê gì về sản phẩm dịch vụ, cách nhân viên tư vấn và tất tần tật về công ty.
Đặc biệt, các anh chị làm FnB, tôi chỉ nghe mọi người hỏi khách hàng là ăn có ngon không, ăn vừa miệng không. Chứ tôi ít thấy người chủ nào hỏi nhân viên phụ vụ có tốt không, nhà vệ sinh có sạch sẽ không, nhiệt độ có quá nóng hay quá lạnh không, và cũng không quan tâm đến những comment của khách hàng trên fanpage để mà cải tiến.
2/ Luôn quan sát những gì đối thủ cạnh tranh và ông lớn trong ngành đang và sắp triển khai
Điều này giúp lãnh đạo không ngủ quên trên những sản phẩm ăn nên làm ra của mình. Giúp lãnh đạo có 1 góc nhìn tổng quan về thị trường, xu hướng tương lai.
Quan sát và đặt câu hỏi TẠI SAO đối thủ họ làm như vậy? Hãy trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của họ trong suốt quá trình bán hàng của họ, phân tích xem họ hay hơn mình chỗ nào, dỡ hơn mình chỗ nào.
Chúng ta có thể gián tiếp nắm bắt những xu hướng mới từ các công ty đầu ngành thông qua việc quan sát thật kỹ những động tĩnh, những thông tin từ họ.
3/ Luôn theo sát những biến đổi của công nghệ
Cho dù bạn là công ty sản xuất hay thương mại, thì sản phẩm mà bạn kinh doanh cũng liên quan đến công nghệ làm ra chúng. Ngày nay công nghệ biến đổi không ngừng, chu kỳ ngày càng ngắn, nhiều khi ngủ 1 đêm sáng dậy mọi thứ đã khác.
Nếu người chủ không nắm bắt kịp thời những xu hướng công nghệ mới thì hậu quả sẽ thảm thương giống như: Mai Linh, Nokia, Yahoo. Sự thay đổi của công nghệ khiến cho thói quen của khách hàng thay đổi, doanh nghiệp chậm chân sẽ bị đào thải ngay.
Lãnh đạo cần cập nhật hàng tuần, hàng tháng các thông tin về công nghệ trong lĩnh vực của mình hoặc lĩnh vực khác có liên quan, có sự tương đồng. Chúng ta có thể hỏi thăm thêm đối tác, bạn bè, quan sát đối thủ. Phải truyền thông để tất cả mọi người đều rõ để tìm giải pháp chứ không phải lãnh đạo ôm hết và chỉ biết một mình.
Tổ chức định kỳ các cuộc họp để mọi người trong công ty/bộ phận liên quan cập nhật thông tin về công nghệ trên thị trường.
4/ Gặp nhân viên và hỏi họ 3 câu sau:
- Công ty cần dừng lại việc gì?
- Công ty nên tiếp tục làm gì?
- Công ty nên triển khai việc gì mới?
Đôi khi không làm những cái dư thừa, không hiệu quả, không phù hợp cũng là sự cải tiến, cải tổ rồi.
Tiếng nói của nhân viên thường hay bị bỏ qua. Nếu chúng ta có một văn hóa lấy nhân viên làm gốc, tôn trọng nhân viên, biết phát huy ý tưởng sáng tạo của đội ngũ nhân viên thì sức mạnh sẽ được gia tăng gấp nhiều lần.
Cảm ơn anh chị đã đọc đến cuối bài. Chúc anh chị tuần mới nhiều may mắn.
Nguồn : Sưu Tầm
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm