Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng

Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng

  7 công cụ kiểm soát chất lượng được áp dụng phổ biến vì giúp cho việc quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất để làm ra những mặt hàng có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cả phù hợp. Bên cạnh việc sử dụng bảy công cụ này để kiểm soát quá trình và phát hiện những bất thường, đây còn là công cụ nền tảng cần thiết để triển khai áp dụng các hệ thống, mô hình cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến như 6 Sigma, Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM), Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), Hệ thống tinh gọn Lean... Thực tế chỉ ra rằng, nếu chúng ta giải quyết vấn đề mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, trực giác có thể mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn không xác định đúng nguyên nhân của vấn đề, do đó đưa ra các hành động xử lý kém hiệu quả. Chính vì vậy, một trong những nguyên tắc trong quản lý chất lượng là đánh giá hay ra quyết định bất kỳ vấn đề gì đều phải dựa trên sự kiện. Dữ liệu giúp chúng ta hiểu được diễn biến của sự việc và hướng dẫn chúng ta hành động đúng đắn. Muốn vậy cần phải thu thập, thống kê, phân tích để biến các dữ liệu riêng lẻ thành những thông tin, sự kiện thể hiện bản chất của vấn đề, từ đó có cách giải quyết nó. Áp dụng Bảy công cụ kiểm soát chất lượng mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, như:

• Nâng cao uy tín: thể hiện rõ cho khách hàng sự quan tâm và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ;

• Chất lượng tốt hơn: doanh nghiệp có áp dụng công cụ kiểm soát chất lượng chủ động kiểm soát quá trình để không tạo ra hoặc giảm thiểu các rủi ro gây ra sản phẩm khuyết tật;

• Giảm chi phí liên quan đến chất lượng: giảm thiểu được các chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi, kể cả sản phẩm đang trong quá trình nội bộ hoặc sau khi đã chuyển giao cho khách hàng;

• Các mục tiêu chất lượng trở nên rõ ràng hơn: mỗi nhân viên, công nhân sẽ hiểu và kiểm soát quá trình theo cách thức nhất quán;

• Giảm căng thẳng và nâng cao kỹ năng làm việc: người chủ trì quá trình tạo sản phẩm sẽ nhận thức, hiểu rõ và chủ động hơn trong việc kiểm soát quá trình để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng ngay từ đầu;

• Giảm chi phí: thông qua kiểm soát tốt, năng lực của quá trình sẽ được cải thiện, vì vậy giảm yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm cuối cùng;

• Giảm thiểu các sự cố, hỏng hóc máy móc: phát hiện sớm các khiếm khuyết, hỏng hóc máy móc, thiết bị, do vậy hoạt động bảo trì, sữa chữa được tiến hành thuận lợi hơn.

- Việc áp dụng Bảy công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên các nguyên tắc sau:

• Xác định đúng mục đích thống kê;

• Xác định vấn đề cần giải quyết;

• Liệt kê đầy đủ các nguyên nhân có thể;

• Chọn lựa các công cụ phù hợp và khả thi;

• Thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan dữ liệu;

• Tiến hành thực hiện thống kê, phân tích, đánh giá một cách chính xác;

• Báo cáo kết quả theo chu kỳ phù hợp.

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

Biểu đồ phân bố
Biểu đồ phân bố

Biểu đồ phân bố
7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)
Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)
Biểu Đồ Nhân Quả (Cause and Effect Diagram)
Biểu Đồ Nhân Quả (Cause and Effect Diagram)

Biểu Đồ Nhân Quả (Cause and Effect Diagram)
Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto
Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto

Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto
BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN
BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng