Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

- Biểu đồ kiểm soát ra đời năm 1924 do một kỹ sư người Mỹ là VV.A.Shevvhart đề xuất dựa trên các thực nghiệm thống kê. Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm hai loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem quá trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình.

- Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng bất thường thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng bất thường, có nghĩa là tồn tại một nguyên nhân nào đó. Trong trường hợp này, cần phải tìm và loại trừ nguyên nhân.

* Mục đích, ý nghĩa và lợi ích áp dụng:

- Biểu đồ này được sử dụng để phát hiện quá trình, tình huống bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, biểu đồ kiểm soát còn được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quá trình để kiểm soát tất cả những dấu hiệu bất thường xảy ra (ví dụ dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ). Sự biến động trên thực tế tồn tại hai loại biến động của quá trình: (1) Biến động ngẫu nhiên luôn tồn tại trong các quá trình và (2) Biến động do các nguyên nhân có thể loại bỏ được. Các giới hạn kiểm soát của biểu đồ được tính thông qua tính toán độ lệch chuẩn do biến động ngẫu nhiên và lập các đường giới hạn kiểm soát có độ rộng bằng 3 lần độ lệch chuẩn tính từ đường trung tâm (qui luật 3ơ). Nếu quá trình ổn định, dữ liệu của các đặc tính kiểm soát sẽ biến động nằm trong vùng của hai đường giới hạn kiểm soát.

- Khi vẽ các đường kiểm soát theo hướng dẫn trên đối với 1000 giá trị đo thì chỉ có 3 giá trị nằm ngoài các đường này do các điều kiện quá trình hoặc điều kiện môi trường, điều kiện máy móc hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên vật liệu không thay đổi.

- Khái niệm này được rút ra từ lý thuyết xác suất đối với phân bố chuẩn. Các quá trình được coi là ổn định khi các điểm dữ liệu giữa các đường kiểm soát không tạo thành một loạt, có xu hướng hoặc tuần tự do vì sự biến động nằm trong dung sai hoặc khoảng cho phép dưới một điều kiện đã được lập ra. Đây gọi là biến động ngẫu nhiên.

- Như vậy biểu đồ kiểm soát được sử dụng để xác nhận rằng quá trình ổn định và để duy trì tính ổn định của quá trình.

 Lưu ý: Trước khi xây dựng biểu đồ kiểm soát, chúng ta cần phải biết những điều sau:

- Khi quá trình sản xuất bị thay đổi, các điểm trên trên biểu đồ kiểm soát đó sẽ thay đổi như thế nào?

- Khi quá trình sản xuất bị thay đổi, mức độ thay đổi của các điểm trên biểu đồ như thế nào?

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)
Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)

Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)

BIỂU ĐỒ CÂY
BIỂU ĐỒ CÂY

BIỂU ĐỒ CÂY

Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ
Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ

Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ

Lưu đồ - Flowchart
Lưu đồ - Flowchart

Lưu đồ - Flowchart

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN
BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHIẾU KIỂM TRA

7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto
Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto

Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng