Tiêu Chuẩn Hóa Công Việc

Tiêu Chuẩn Hóa Công Việc

1. Giới thiệu

  Tiêu chuẩn hóa công việc hay chuẩn hóa quy trình làm việc là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và tự suy diễn cách thức thực hiện công việc. Qua đó, mỗi một công việc được bố trí thực hiện theo cách hiệu quả nhất và bất cứ ai là người thực hiện chất lượng công việc đó luôn được đảm bảo. Phương pháp tiêu chuẩn hóa công việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tập trung chủ yếu vào thao tác của người làm việc, chỉ ra cách làm việc an toàn và hiệu quả, qua đó giúp loại bỏ các lãng phí.

2. Lợi ích

- Chuẩn hóa công việc nhằm thực hiện thống nhất các hoạt động sản xuất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất cần được điều chỉnh một cách có chủ ý. Chuẩn hóa công việc giúp tổ chức đạt được kết quả đầu ra một cách ổn định và giảm các biến động do người thực hiện gây ra. Khi quy trình chưa được chuẩn hóa ở mức cao, người thực hiện có thể sáng tạo ra cách làm việc theo ý chủ quan của họ, dễ dẫn đến suy diễn và kết quả sai.

- Mức độ chuẩn hóa công việc cao cho phép tổ chức và doanh nghiệp kiểm soát được tiến độ công việc, tránh sự gián đoạn, đồng thời giúp tổ chức có khả năng mở rộng sản xuất dễ dàng hơn và thuận lợi khi hướng dẫn người mới bắt đầu tiếp cận công việc.

3. Áp dụng

- Để thực hiện tiêu chuẩn hóa công việc cần thực hiện theo các bước sau đây:

 Bước 1. Liệt kê trình tự công việc chuẩn

 Bước 2. Thiết kế nhịp sản xuất (Takt-time)

 Bước 3. Xác định mức tồn kho chuẩn trong quá trình

 Bước 4. Truyền đạt quy trình chuẩn cho nhân viên

 Bước 5. Cập nhật và sửa đổi

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat

Tiêu Chuẩn Hóa Công Việc

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)
CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)

CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP
SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)
SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)

SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)
LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO
LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO

LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO
Các Công Cụ Trong Lean
Các Công Cụ Trong Lean

Các Công Cụ Trong Lean
KAIZEN: MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ LEAN

KAIZEN: MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ LEAN
HỆ THỐNG ĐẨY HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN
HỆ THỐNG ĐẨY HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN

HỆ THỐNG ĐẨY HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN
LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN
LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN

LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng