Các Công Cụ Trong Lean

Các Công Cụ Trong Lean

- Trong Lean ứng dụng nhiều các công cụ nhằm giảm thiểu lãng phí và cải tiến năng suất. Ngoài các công cụ cải tiến năng suất chung như 5S hoặc chương trình Kaizen, các công cụ điển hình trong Lean được đề cập đến là:

• Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) để phân tích lãng phí

- Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thông tin của quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh những gì đang thực sự diễn ra hơn là những gì được mong muốn xảy ra nhờ đó các cơ hội cải tiến có thể được xác định.

- Sơ đồ chuỗi giá trị thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu kỳ vì nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với yêu cầu thời gian và từng bước công việc chi tiết.

• Luồng một sản phẩm và bố trí sản xuất dạng tế bào

- Lean nhắm tới luồng sản phẩm di chuyển trên chuyền có quy mô lô càng nhỏ càng tốt, với điều kiện lý tưởng là luồng một sản phẩm, để bán thành phẩm giữa các công đoạn là tối thiểu. Quy mô lô sản xuất càng nhỏ sẽ giúp công đoạn trước càng có nhiều khả năng sản xuất đúng những gì được khách hàng yêu cầu và đúng lúc khách hàng cần đến. Vì vậy, thay thế cho cách tổ chức với một vài chuyền sản xuất có quy mô lô sản phẩm lớn, Lean thường ủng hộ cách tổ chức nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ, với quy hoạch sản xuất dạng tế bào là một hình thức đặc trưng.

- Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều ô/ngăn làm việc của công nhân (Cell) được nối kết để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một quá trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều ô liên tục. Bố trí dạng tế bào mang các đặc tính sau:

+ Quy trình liên tục - Luồng nguyên liệu và phụ liệu di chuyển đều đặn và hầu như không thấy có việc vận chuyển bán thành phẩm hay chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất

+ Luồng một sản phẩm - Quá trình sản xuất với mô hình tế bào áp dụng dòng sản xuất một sản phẩm trong đó từng sản phẩm một lần lượt di chuyển qua từng công đoạn của quy trình sản xuất.

+ Công nhân đa năng - Chỉ có một hoặc vài công nhân đứng tại mỗi ô, không giống như sản xuất theo lô/mẻ mà trong đó nhiều công nhân cùng làm việc và chịu trách nhiệm trên một công đoạn đơn lẻ, trong mô hình tế bào các công nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một ô. Vì vậy mỗi công nhân được huấn luyện thực hiện từng công đoạn trong ô đó.

+ Mô Hình chữ U - Các ô thường có dạng chữ U, với sản phẩm di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chữ U khi được công nhân gia công. Mục đích của cách bố trí này nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và việc di chuyển nguyên vật liệu trong một ô.

• Chuẩn hoá quy trình làm việc/ tiêu chuẩn hóa công việc

  Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi các quy trình không được chuẩn hóa ở mức độ cao, các công nhân có thể có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một quy trình và dễ đưa đến các giả định sai. Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được chuẩn hoá

• Cân bằng chuyền sản xuất

 Cân bằng sản xuất hay điều độ sản xuất, nhắm tới việc bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc. Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng nên được cân bằng để chúng diễn ra từ từ với càng ít sự thay đổi đột ngột càng tốt

• Chuyển đổi nhanh (Quick Changeover)

 Lean nhắm tới việc giảm thiểu thời gian dừng chuyền bất hợp lý do chuẩn bị máy hay chuyển đổi sản phẩm vì máy dừng là nguồn lãng phí đáng kể. Việc này đòi hỏi một văn hoá liên tục cải tiến trong đó công ty không ngừng tìm cách giảm thời gian chuyển đổi và chuẩn bị máy.

• Công cụ đảm bảo chất lượng từ gốc

 Chất lượng từ gốc hay “Làm đúng ngay từ đầu” có nghĩa là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát sinh - hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện. Các hệ thống Lean thường nhắc đến từ “Jidoka” trong tiếng Nhật có nghĩa là làm lộ diện các trục trặc ngay tại chỗ các vấn đề nên được xác định và loại trừ ngay tại nguồn phát sinh

• Quản lý bằng công cụ trực quan (Visual Management)

 Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan giúp các công nhân của xưởng được thông tin đầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.

• Hệ thống kéo

 Hệ thống kéo là một công cụ chủ yếu trong Lean, giúp quản lý nguyên vật liệu đúng lúc có hiệu quả.

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

Các Công Cụ Trong Lean

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (VSM)
Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (VSM)

Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM)

5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN
5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)
SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)

SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)

CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)
CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)

CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN (TT)

LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO
LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO

LUỒNG MỘT SẢN PHẨM VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT DẠNG TẾ BÀO

MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

NGUYÊN TẮC CỦA LEAN
NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

Lợi Ích Lean
Lợi Ích Lean

Lợi Ích Lean


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng