HỆ THỐNG ĐẨY HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN
HỆ THỐNG ĐẨY HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN
Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing) là các hệ thống “đẩy” và “kéo”.
Các mô hình sản xuất truyền thống thường sử dụng hệ thống “đẩy”, nhằm mục đích bảo đảm con người và thiết bị đều được sử dụng tối ưu. Với mô hình này, thường được đo lường bằng OEE , các công đoạn sẽ được chạy tối đa công suất, tối ưu hiệu suất. Từ đó, bán thành phẩm, thành phẩm được liên tục “đẩy” sang công đoạn kế tiếp, đẩy vào kho, bán ra hệ thống phân phối, ra thị trường bán lẻ. Kết quả của việc này là trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, nếu các công đoạn trước nhanh hơn, có công suất, hiệu suất lớn hơn các công đoạn sau, sản xuất nhanh hơn bán hàng, lập tức xuất hiện hàng tồn trước mỗi công đoạn chậm, ở cuối dây chuyền, trong kho nhà máy, các trung tâm phân phối, các nhà phân phối, … Tồn kho, khi nói về hiệu quả, rõ ràng là hao phí (waste). Nó chiếm chỗ nhà xưởng, kho bãi, “chiếm dụng” vốn luân chuyển và gây ra hư hỏng sản phẩm, hàng hóa mất giá trị, …
Nguyên lý của hệ thống “kéo” là kiểm soát được dịch chuyển từ đầu đến cuối dây chuyền, sản lượng của khâu trước được cân đối với năng lực của khâu sau. Và chìa khóa của hệ thống kéo này, trong Sản xuất Tinh gọn, là “thẻ Kanban”. Thẻ kanban là thiết bị điều khiển có tác dụng người trao, khâu sau, nói với người nhận thẻ, khâu trước đó, là:
“Đưa tôi N đơn vị (bán thành phẩm / thành phẩm), và chỉ N đơn vị thôi. Khi bạn đã làm xong số lượng đó, hãy dừng lại! Chờ đợi cho đến khi bạn có thẻ Kanban tiếp theo”
Và như vậy, có thể công đoạn trước ngừng lại, không làm gì cả trong khi công đoạn sau “tiêu thụ” hết lượng N công đoạn trước đã giao. Điều này có thể, nếu không nói là chắn chắn, phát sinh chi phí, nhưng trong đa số các trường hợp, nó không như lớn như chi phí cho việc tồn đọng bán thành phẩm, tồn kho hàng hóa.
Mấu chốt của hệ thống kéo là thấy được bạn có thể kéo với một kanban số lượng hàng nhỏ như thế nào. Bạn sẽ cần một con số nhất định nào đó để quản lý sự biến đổi tự nhiên trong quá trình (công suất, hiệu suất tăng giảm nhẹ do nhân sự nghỉ giữa giờ, đi vệ sinh, máy móc ngừng ngắn, ngừng máy nạp nguyên liệu, …), nhưng bạn sẽ không cần hơn con số kanban tối đa đó. Giảm số lượng hàng được kéo, thậm chí chỉ một đơn vị cho mỗi kanban, là một cách làm rõ những vấn đề về thắt cổ chai có hiệu quả trong hệ thống. Từ đó, các điểm thắt cổ chai của value-stream-mapping trong hệ thống Sản xuất Tinh gọn của bạn sẽ hiện rõ, giúp bạn tìm thấy cơ hội cải tiến hiệu suất toàn chuỗi, hệ thống trở nên tinh gọn hơn.
Nguồn : Sưu Tầm
#chiasekienthuocquantrisanxuat
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm