Giai Đoạn 2 Triển Khai Áp Dụng

Giai Đoạn 2 Triển Khai Áp Dụng

  Bước 1: Chuẩn bị không gian cho áp dụng trực quan

a. Sàng lọc.
- Để thực hiện bước này công việc đầu tiên cần thực hiện là tiến hành sàng lọc hay tiến hành phân loại và loại bỏ đi những gì không cần thiết tại nơi làm việc. Mục đích của công việc này nhằm tổ chức các đồ vật về trạng thái trật tự, làm cho công việc dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ các chướng ngại vật, loại bỏ việc quan tâm đến những vật không cần thiết, ngăn ngừa sự tích lũy của những vật không cần thiết. Lý thuyết là như vậy, nhưng để sàng lọc là một việc không mấy dễ dàng do có sự lưỡng lự trong việc phân loại. Có những thứ có thể xác định được ngay mức độ cần thiết của nó nhưng có những thứ thì thật khó để xác định.

- Nếu bạn và đồng nghiệp vẫn không quyết định được đồ vật cần thiết hay không hãy dùng “Thẻ thông báo loại bỏ” hoặc “Thẻ đỏ” để đánh dấu và xác định nơi lưu giữ các đồ vật đó. Nếu sau một tuần mà vẫn không dùng tới đồ vật tiến hành gắn thẻ “Thẻ thông báo loại bỏ”.

• Các đối tượng loại bỏ có thể bao gồm:

- Máy móc, nguyên vật liệu và các trang thiết bị không được sử dụng trong 12 tháng qua;

- Máy móc, các nguyên vật liệu, trang thiết bị, công cụ sản xuất và đồ dùng văn phòng đã hư hỏng;

- Các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, đồ đạc cố định và trang thiết bị bị hỏng không có khả năng sửa chữa;

- Các nguyên vật liệu quá hạn sử dụng có thể hủy bỏ;

- Các sách và ấn phẩm khác không có giá trị sử dụng để tham khảo;

- Tài liệu photo thừa, tài liệu lỗi thời, catalog và tạp chí đã lỗi thời;

- Các bao gói và đồ đựng hàng không cần thiết;

- Các vật liệu cũ nát và các vật dụng không sử dụng khác.

• Những nguyên nhân dẫn đến vật không cần thiết có thể bao gồm:

- Thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh;

- Sản xuất vượt quá so với đơn đặt hàng;22

- Đặt hàng không chính xác;

- Chất lượng không được kiểm soát;

- Số lượng không được kiểm soát;

- Vị trí lưu kho không thích hợp hoặc các phương pháp lưu kho kém hiệu quả

- Hệ thống tiếp nhận và cấp phát kém;

- Máy móc và thiết bị cũ;

- Hư hỏng do xếp dỡ không hợp lý;

- Tạo ra và lưu kho quá nhiều công việc giấy tờ;

- Nguyên nhân khác.

b. Sắp xếp.
- Sau khi đã sàng lọc được các vật không cần thiết và giữ lại các vật cần thiết. Ta tiến hành sắp xếp tất cả những thứ còn lại sau khi sàng lọc theo một trật tự ngăn nắp, tiện lợi cho việc sử dụng.

 Việc sắp xếp được thực hiện theo 7 nguyên tắc sau:

- Tuân thủ phương pháp vào trước ra trước để lưu kho đồ vật;

- Mỗi loại đồ vật được bố trí một chỗ riêng;

- Tất cả các đồ vật và vị trí của chúng phải được thể hiện bằng cách ghi nhãn có hệ thống;

- Đặt các đồ vật sao cho dễ nhìn thấy để giảm thiểu thời gian tìm kiếm;

- Đặt các đồ vật sao cho dễ lấy hoặc dễ vận chuyển;

- Tách riêng các công cụ chuyên dùng khỏi các công cụ đa năng;

- Bố trí các công cụ sử dụng thường xuyên gần người làm.

  Sắp xếp làm sao để mọi thứ được “Dễ thấy, dễ lấy, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ trả lại”

  Dấu hiệu trực quan trên sàn sản xuất, tường, bàn làm việc, dụng cụ, giá đỡ đều là dấu hiệu của hệ thống Quản lý trực quan. Khi chúng ta sàng lọc chúng ta loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc. Sắp xếp đưa những thứ cần thiết giữ lại (thiết bị, bàn làm việc, dụng cụ, tài liệu) và tổ chức theo cách tốt nhất nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tạo giá trị trong khu vực làm việc. Sau khi khu vực được dọn dẹp, sắp xếp, quá trình tiêu chuẩn hóa tốt nhất được xác định và văn bản hóa. Điều này bao gồm báo cáo trực quan luồng sản phẩm.

  Sau khi sắp xếp tiến hành vệ sinh sạch sẽ các khu vực thuộc phạm vi triển khai. Đương nhiên việc sắp xếp tại bước này chỉ là tạm thời vì chưa xác định được việc bố trí mặt bằng Quản lý trực quan cho các khu vực và đồ vật.

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

Giai Đoạn 2 Triển Khai Áp Dụng

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng