Lãng phí sản xuất dư thừa
Lãng phí sản xuất dư thừa
• Lãng phí sản xuất dư thừa
- Sản xuất dư thừa là một trong những lãng phí được đánh giá là nghiêm trọng và tồi tệ nhất trong các dạng lãng phí vì sản xuất dư thừa tiềm ẩn hoặc/và tạo ra các lãng phí khác. Sản xuất dư thừa có thể gây ra các nguy cơ sau đối với doanh nghiệp:
- Nếu sản xuất quá nhiều, doanh nghiệp sẽ lưu kho nhiều, sẽ khó thay đổi dòng sản phẩm theo thị hiếu và theo tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó gia tăng rủi ro sự lỗi thời hàng hóa. Đây sẽ là những hàng hóa, sản phẩm không theo kịp những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường và tiến bộ công nghệ, bị tụt hậu so với những sản phẩm ở thời điểm hiện tại. Việc loại bỏ những hàng hóa, sản phẩm này sẽ dẫn đến những nguy cơ về sự giảm sút doanh thu và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
- Sản xuất dư thừa cũng góp phần làm doanh nghiệp phải đối mặt với tình hình sản phẩm, hàng hóa hết hạn. Chẳng hạn như mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, v.v. thì doanh nghiệp không chỉ cần phải bảo quản đúng cách mà còn phải theo dõi hạn dùng. Nếu hết hạn sử dụng thì doanh nghiệp phải hủy các loại hàng hóa này, như vậy đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tốn chi phí cho khoản tiến mua nguyên liệu, đầu vào ban đầu; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải mất thêm một khoản chi phí để xử lý và thải bỏ các hàng hóa hết hạn này. Sản xuất dư thừa góp phần tăng thêm số lượng tồn kho so với nhu cầu thực, dẫn đến lượng tồn kho vượt quá khả năng lưu trữ, chiếm dụng diện tích. Từ đó phát sinh thêm chi phí cho các hoạt động lưu trữ và bảo quản hàng hóa
•Các nguyên nhân dẫn đến sản xuất dư thừa có thể là:
- Thường các doanh nghiệp đều mong muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh, mong muốn đáp ứng yêu cầu của khách hàng càngnhanh càng tốt do vậy nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận một khoảng sản xuất dư thừa nào đó như một khoảng dự phòng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được lượng sản xuất dư thừa mong muốn này. Nguyên nhân là do có một số tính khoản dự phòng nhưng mức này được tính toán chưa hợp lý nên dẫn đến dự phòng quá cao; Hoặc mặc dù doanh nghiệp chưa có đơn hàng, chưa ký hợp đồng hoặc thông tin hợp đồng/đơn hàng chưa rõ đã bắt tay vào triển khai thực hiện để tạo thế chủ động và lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Cũng có một số doanh nghiệp dự báo sai nhu cầu hoặc sản xuất trước kỳ hạn và cho rằng khách hàng sẽ đặt lại đơn hàng cũ nên luôn cũng tiến hành triển khai sản xuất trước khi có thông tin chính thức
- Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thiện đơn hàng nhưng đơn hàng lại bị hủy hoặc thay đổi số lượng hay thay đổi chủng loại. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến sảnxuất dư thừa tại doanh nghiệp. Mức độ nghiêm trọng của sản xuất dư thừa trong trường hợp này gặp ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất theo lô hàng lớn hoặc sản xuất hàng loạt nhiều hơn so với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất khác.
- Việc quản lý trao đổi thông tin trong doanh nghiệp chưa tốt, thông tin truyền đạt giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận sản xuất không xuyên suốt dẫn đến thông tin đầu vào, đầu ra (ví dụ: nguyên vật liệu) không rõ và giám sát thông tin, giám sát tuân thủ không tốt (ví dụ mặt dưới mặt bàn cần được làm bằng gỗ loại A, trong khi khách hàng chỉ yêu cầu loại B, v.v. hoặc kế hoạch sản xuất không đạt.
- Tại một số doanh nghiệp, sự cố của sai lỗi nên thường tăng chi phí sản xuất bù vài phần trăm trên tổng nhu cầu. Một số doanh nghiệp thường có sản xuất thêm một số lượng dự phòng để bù lại phần sai lỗi.
- Sản xuất dư thừa có thể đến từ nguyên nhân là doanh nghiệp đang bị dư thừa công nhân hoặc dư thừa máy móc thiết bị, ban lãnh đạo doanh nghiệp không muốn sa thải công nhân hay bán bớt máy móc và vẫn muốn duy trì sản xuất để chờ đợi cơ hội cho nên vẫn tiến hành sản xuất bình thường, trong khi đầu ra ở mức tiêu thụ ổn định hoặc không có. Và sản xuất dư thừa có thể do ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa có sự tính toán, cân bằng chuyền sản xuất hợp lý.
• Giải pháp loại bỏ lãng phí Sản xuất dư thừa
- Để giảm thiểu hoặc không xảy ra sản xuất dư thừa, doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp sau đây:
(1) Doanh nghiệp phải có biện pháp theo dõi và cân đối nhu cầu phù hợp, sử dụng kỹ thuật dự báo nhu cầu sản xuất, cả về thông tin đầu vào và đầu ra sản phẩm, là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và hiệu quả.
(2) Cải thiện và đẩy mạnh thông tin nội bộ thông qua việc cải thiện cộng tác giữa các bộ phận với nhau, lúc đó những dữ liệu trên sẽ được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó thông qua các buổi thảo luận, doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu sản xuất cho từng dòng sản phẩm và nhu cầu về nguyên vật liệu để có định hướng phù hợp. Việc thông tin này phải được thể hiện bằng những đơn vị phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn, với bộ phận kế hoạch tài chính cần biết sẽ cần bao nhiêu tiền, bộ phận sản xuất cần biết sẽ cần bao nhiêu đơn vị, và bộ phận kỹ thuật cần biết những máy móc và những yêu cầu tương ứng, bộ phận cung ứng cần biết bao nhiêu nguyên vật liệu, thời gian cung cấp và chủng loại nào.
(3) Hợp lý hóa kế hoạch sản xuất: Cần có những biện pháp hợp lý hóa sản xuất, lập kế hoạch và điều chuyền hợp lý, bố trí và điều phối lao động hợp lý. Cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây lãng phí; sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc: Cái gì cần cho sản xuất thì mới được để nơi sản xuất, trang thiết bị - dụng cụ - nguyên vật liệu sắp xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất; cần có biện pháp quản lý quá trình phù hợp với đặc điểm để đạt hiệu quả cao trong quản lý, v.v.
(4) Có biện pháp kiểm tra hàng tồn kho xem có ở mức phù hợp.
(5) Áp dụng các công cụ, mô hình loại bỏ lãng phí do sản xuất dư thừa:
- Cân bằng dây chuyền sản xuất một cách hợp lý thông qua việc xác định và sắp xếp tất cả các công việc vào các khu vực làm việc để đạt sản lượng theo yêu cầu, với số khu vực làm việc là nhỏ nhất. Việc cân bằng chuyền hợp lý sẽ giúp điều phối lại toàn bộ quá trình sản xuất để không có trường hợp có bộ phận thì sản xuất nhanh quá và có bộ phận thì sản xuất chậm quá mức, để từ đó doanh nghiệp loại trừ và giảm thiểu lãng phí.
- Phương pháp Kaban - sử dụng phương pháp sản xuất kéo;
- Sản xuất theo mô hình dòng chảy một sản phẩm (One piece flow);
- Sản xuất vừa mức độ - sản xuất lô nhỏ, hỗn hợp (nhiều sản phẩm trên dây chuyền)
Nguồn: Tổng hợp
#chienluocvaquantrisanxuat
#chiasekienthucquantrisanxuat
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm