Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ

Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ

- Sơ đồ quá trình là công cụ đơn giản được ứng dụng phổ biến trong quản lý chất lượng. Đầu tiên có thể kể đến là sử dụng trong thiết kế các công đoạn sản xuất và cung cấp dịch vụ. Dựa trên sơ đồ quátrình người thiết kế dễ dàng nắm bắt được toàn bộ quá trình sản xuất mà không cần phải đọc tài liệu bằng chữ thường khô khan và khó hình dung. Trong cải tiến chất lượng, sơ đồ quá trình được ứng dụng để phân tích nguyên nhân, khoanh vùng phạm vi gây ra lỗi. Trong các công đoạn sản xuất có rất nhiều loại sai lỗi xảy ra và với biều đồ Pareto ta có thể lựa chọn được loại lỗi trọng tâm cần giải quyết. Để tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi cần xác định khu vực xảy ra lỗi và tập trung nguồn lực để cải tiến khu vực đó. Sơ đồ quá trình sẽ cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ từ đó xác định được khu vực cần cải tiến mà chúng ta nhắm đến.
 

​​​​​​​- Cách xây dựng lưu đồ:

  •  Bước 1: Mỗi cá nhân chỉ ra các hoạt động riêng lẻ tạo nên quá trình;
  • Bước 2: Liệt kê các hoạt động để tất cả cùng sắp xếp theo thứ tự;
  • Bước 3: Sử dụng mẫu giấy lớn để vẽ các hoạt động trên theo dạng sơ đồ;
  •  Bước 4: Kiểm tra với các thành viên xem còn bỏ sót hoạt động nào hoặc có đồng ý với quá trình đó hay không, sau đó thay đổi nếu cần;
  • Bước 5: Kiểm tra lưu đồ bằng việc chạy thử trong hoạt động thực tế và xem xét xuyên suốt quá trình.

  Ví dụ: Tại một công ty sản xuất khuân đúc cung cấp cho ngành ô tô, lỗi đúc xảy ra nhiều, chiếm 30% tỷ lệ lỗi. Công ty quyết định thành lập nhóm cải tiến để cải thiện tình trạng chất lượng đúc. Sau khi thu thập dữ liệu và sử dụng biểu đồ Pareto nhóm cải tiến đã lựa chọn được lỗi cần tập trung cải tiến là lỗi rỗ. Để phân tích nguyên nhân nhóm tiến hành khoanh vùng bằng việc lập sơ đồ quá trình và phân tích tổng thể trên sơ đồ đã xây dựng. Để xây dựng sơ đồ quá trình, nhóm tiến hành khảo sát thực tế quá trình sản xuất và triệu tập các thành viên liên quan đến quá trình đúc. Mỗi cá nhân tham gia liệt kê ra các hoạt động của quá trình đúc, trên cơ sở này trưởng nhóm sắp xếp theo thứ tự và sử dụng hình vẽ để mô tả lại quá trình sản xuất.

  Sau khi thống nhất lần cuối với các thành viên nhóm đã lên được sơ đồ quá trình đúc và tiến hành phân tích lỗi rỗ, xác định khu vực thường xảy ra lỗi là công đoạn rót phối liệu và đúc được đánh dấu như trên sơ đồ quá trình như hình:
 

Hướng Dẫn Áp Dụng Lưu Đồ

 

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)
Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)

Biểu Đồ Pareto (Pareto Chart)

Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng
Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng

Công Cụ Kiểm Soát Chất Lượng

Biểu Đồ Phân Tán (Scatter Diagram)
Biểu Đồ Phân Tán (Scatter Diagram)

Biểu Đồ Phân Tán (Scatter Diagram)

Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)
Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA
CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA

CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO PDCA

Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto
Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto

Hướng dẫn áp dụng biểu đồ Pareto

7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN
BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng