CẢI TIẾN - ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN

CẢI TIẾN - ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN

Trong quá trình kinh doanh, nhiều lãnh đạo bắt đầu bị những con số đẹp che mờ đôi mắt khi mà doanh thu tăng, lợi nhuận tốt, mọi hoạt động đi vào guồng. Việc tận hưởng những giây phút ngọt ngào đó quá lâu khiến nhiều công ty bắt đầu lơ là dẫn đến việc bị tụt hậu lại phía sau hoặc biến mất. Chúng ta có rất nhiều bài học từ các công ty lớn trên thế giới cũng như trong như: Nokia, Yahoo, Mai Linh, Vinasun,…còn những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì như sao trên trời đếm không xuể chẳng qua do nhỏ quá không ai để ý đến.

Với vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp bạn có bao giờ dành thời gian suy ngẫm cho những điều này chưa?

- Tại sao doanh nghiệp mình lại cứ phải chịu cảnh “u đầu mẻ tráng” lao vào giành giật để có được 1 miếng bánh nhỏ trong cái bánh trước mặt mà không suy nghĩ đến việc làm ra một cái bánh cho riêng bản thân mình?

- Làm sao để Doanh nghiệp có được và giữ được thị phần mà không phải cạnh tranh khốc liệt? Có thể có được thị phần mà không phải cạnh tranh không hoặc mức độ canh tranh rất ít?

- Làm sao biến những tiêu chuẩn, giá trị của mình thành những tiêu chuẩn cao trong ngành, trong cái ngách mình hoạt động để làm rào cản ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ hiện hữu cũng như mới xuất hiện?

- Sẽ ra sao nếu sự thay đổi của môi trường bên ngoài nhanh hơn sự thay đổi bên trong tổ chức? Làm thế nào để Doanh nghiệp chuyển đổi với tốc độ nhanh hơn tốc độ chuyển đổi của thị trường?

Tôi tin rằng bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn doanh nghiệp mình vượt trội hơn chính mình ngày hôm qua, vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, mang đến những giá trị ngày càng cao và xa hơn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Vì thế, doanh nghiệp chúng ta dù nhỏ, hay vừa, hay lớn đều phải chú ý đến việc nuôi dưỡng, khơi nguồn những bộ óc sáng tạo, đổi mới, cải tiến trong tổ chức của mình, vì bộ não con người là món quà vi diệu mà vụ trụ ban tặng cho chúng ta.

Và để cho việc đổi mới, sáng tạo, cải tiến được thành công thay vì chỉ dừng lại là phong trào hô hào cho có, chúng ta cần tránh 3 bẫy mà có đếb hơn 70% doanh nghiệp vướng phải.

1/ Chỉ chịu cải tiến khi xảy ra sự cố.

Cần thay đổi suy nghĩa này ngay và luôn. Vì sao? Đơn giản thôi, khi tình hình đã xấu mà còn làm thêm cái này, chỉnh sửa cái kia, cải tiến cái nọ thì mọi chuyện càng trở nên rối thêm, bộ phận này đùn đẩy cho bộ phận kia, người này đùn đẩy cho người kia.

Hãy chuyển sang tư duy là việc đổi mới, cải tiến khi mọi chỉ số đang tốt đẹp. Khi có được tư duy này rồi, mọi người dần ý thức và luôn luôn để ý đến tình trạng sức khỏe doanh nghiệp.

Chúng ta vẫn hay bảo trì máy móc, đồ dùng, xe một cách định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu hư hỏng thế thì tại sao lại không tiến hành hoạt động này cho chính Doanh nghiệp của mình?

2/ Cải tiến, đổi mới, sáng tạo nghĩa là phải làm ra một cái gì đó độc đáo trên thị trường, chỉ mình có thôi. Đây là nỗi ám ảnh với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Họ cứ thấy người ta liên tục nói về việc muốn thành công, muốn trở nên vượt trội cần phải có sản phẩm độc đáo mới lạ.

Nếu doanh nghiệp đủ tài chính cho việc này thì quá tốt rồi. Nhiều doanh nghiệp cho dù không tạo ra sản phẩm độc lạ thì họ cũng hay rơi vào cái bẫy khác là chỉ sáng tạo, đổi mới, cải tiến xoay quanh sản phẩm dịch vụ mà mình đang bán. Nếu chúng ta nhìn rộng hơn ở góc độ nhà đầu tư chẳng hạn, thì chính doanh nghiệp là sản phẩm mà chúng ta thực sự bán. Do đó, những gì liên quan đến doanh nghiệp đều có thể đổi mới, cải tiến, cải tổ được. Ví dụ như: phương thức thanh toán dành cho khách hàng, kịch bản bán hàng, quy trình chăm sóc sau bán, cách bố trí nhân sự sao cho phát huy hết sở trường của họ, tối ưu chi phí, tối ưu thời gian di chuyển, kế hoạch dòng tiền, thu hồi công nợ,…hàng tá thứ chúng ta cần làm.

3/ Cải tiến, đổi mới một cách ngẫu hứng

Rất nhiều lãnh đạo ra ngoài giao lưu, tham gia chương trình này chương trình kia rồi thấy cái này hay, cái nọ hay muốn đem về áp dụng cho công ty. Khỗ nỗi triển khai chưa được mấy hôm thì lãnh đạo tham dự chương trình khác thấy có cái khác hay lại về triển khai tiếp. Lãnh đạo chỉ nói và chỉ tay 5 ngón, chỉ khổ cho cả dàn nhân viên bên dưới chạy theo triển khai theo ý sếp. Ban đầu họ còn hào hứng đón nhận, nhưng vài lần như thế họ sẽ sinh ra tâm lý phản kháng cái mới, phản kháng việc cải tiến hoặc tệ hơn là chống đối luôn việc này.

Tôi xin phép kể một câu chuyện nhỏ. Tôi có quen một anh chủ DN khá thân, tôi cũng quen với 2 bạn quản lý cấp trung. Hai bạn hay than thở với tôi là sếp cứ thay đổi ý soành soạch khiến mọi người rất bực bội mà không dám nói. Nhân 1 dịp nọ, tôi khéo léo gợi ý anh bạn chủ doanh nghiệp của tôi làm chương trình “1 ngày làm sếp” cho các quản lý cấp trung. Và anh phải xuống vị trí quản lý. Bạn quản lý đó theo sự sắp xếp trước, sau 1 ngày đã giúp anh bạn tôi nhận ra được nỗi khổ của nhân viên bên dưới trước những thay đổi, sáng tạo quá mức của anh. Từ đó trở đi, anh dần bớt thói quen đó lại, làm gì cũng hội ý anh em và triển khai xong cái này mới tới cái khác.

Nguồn : Sưu Tầm

#tuvankienbach

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat

 

  Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.

1. Group Facebook tại đây

Group facebook chia sẻ kiến thức quản trị sản xuất

 

2. Zalo Group tại đây

Zalo group kiến thức sản xuất

 

3. Youtube tại đây

Youtube kiến thức quản trị sản xuất

 

4. Website tại đây

Website kiến thức quản trị sản xuất

 

5. Fanpage Facebook tại đây

Fan Page Facebook tư vấn kiến bách

 

6. Instagram tại đây

Instagram tư vấn kiến bách

 

7. TikTok tại đây

TikTok Kiến thức quản trị sản xuất

 

8. Zalo Group DEAL tại đây

Zalo Group Deal Kiến thức quản trị sản xuất

 

9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây

Group Facebook Sale Giá Xưởng Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây

Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

   Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP
CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP

CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP

MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THÁP EIFFEL
MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THÁP EIFFEL

MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THÁP EIFFEL

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

5 QUY TẮC DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
5 QUY TẮC DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

5 QUY TẮC DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

3 BƯỚC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH
3 BƯỚC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH

3 BƯỚC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH

MÔ HÌNH VĂN HÓA TÊN LỬA DẪN ĐƯỜNG
MÔ HÌNH VĂN HÓA TÊN LỬA DẪN ĐƯỜNG

MÔ HÌNH VĂN HÓA TÊN LỬA DẪN ĐƯỜNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

9 KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH
9 KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH

9 KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng