6 VẤN ĐỀ HAY GẶP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ (PHẦN 1)

6 VẤN ĐỀ HAY GẶP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ (PHẦN 1)

  Trong bài viết này tôi mạn phép chia sẻ 6 vấn đề mà tôi quan sát thấy được trong quá trình tiếp xúc với vài chục anh chị em chủ doanh nghiệp nhỏ, cty khởi nghiệp sau 2 năm trở lên và có tầm từ 10 đến 20 nhân viên.

* Vấn đề 1: Thiếu mục tiêu dẫn đến nhân viên không biết phải làm gì.

- Đây là thực trạng tôi thấy nhiều nhất. Nhân viên họ thiếu mục tiêu làm việc. Họ không được truyền thông một cái rõ ràng mục tiêu của công ty là gì, của bộ phận mình làm là gì, của chính bản thân mình là gì. Họ chỉ biết mỗi ngày đến công ty và làm việc thôi. Nhưng khi hỏi họ việc họ đang làm giúp gì cho công ty thì họ không trả lời được.

- Chủ DN đôi khi vì quá bận rộn tìm kiếm gặp gỡ khách hàng bên ngoài mà quên mất việc truyền thông nội bộ. Đối với nhiều nhân viên có lý tưởng, có hoài bão nếu 1 thời gian dài họ không biết cty mình đang làm sẽ đi về đâu thì họ sẽ nhanh chóng tìm qua công ty khác, nơi mà họ biết họ sẽ cùng công ty đi về đâu trong tương lai.

- Chủ DN cần ngồi lại cùng nhân viên cốt cáng, lên mục tiêu (gồm tài chính và phi tài chính) mà trước hết là mục tiêu doanh thu, khách hàng. Từ mục tiêu tổng thể đó phân bổ lại cho các bộ phận liên quan như Marketing và sale, rồi từng người sẽ có mục tiêu riêng của mình. Nhân viên sale A cần đạt mục tiêu gì, nhân viên Marketing B cần đạt mục tiêu gì, tất cả làm rõ ra thật chi tiết.

Lưu ý mục tiêu đưa ra cần rõ ràng, chi tiết, đo lường được, khả thi, có thời hạn hoàn thành để tránh đưa ra mục tiêu quá chung chung hoặc quá xa rời thực tế.

* Vấn đề 2: Thiếu kế hoạch dẫn đến mọi người không biết ai đang làm gì cả.

- Tại nhiều công ty từ chủ cho đến nhân viên mọi người hầu như làm việc rất là tự phát. Không dành thời gian để lên kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và thậm chí kế hoạch trong ngày cũng không có luôn. Không làm theo kế hoạch dẫn đến việc lãng phí thời gian kinh khủng. Mọi người không biết sếp làm gì, sếp cũng không biết nhân viên mình làm gì. Rồi sếp nhớ đâu giao việc đó, nhân viên thì bực bội đang làm việc này lại bị giao việc khác. Cả công ty nhìn vào trông có vẻ ai cũng bận rộn, ai cũng nhiều việc nhưng nếu phân tích kỹ thì đến 60% là việc thừa. Công ty lãng phí tiền lương, nhân viên thì lãng phí thời gian, hiệu suất thì ngày càng giảm, tính cạnh tranh của công ty cũng sẽ đi xuống theo thời gian.

- Thường cái vấn đề 1 nó sẽ kéo theo vấn đề 2 như một hệ lụy của nó. Không có mục tiêu thì không thể nào lên kế hoạch được. Mà không có kế hoạch thì không thể thực thi hiệu quả cũng như đo lường kết quả đạt được.

- Chúng ta đa số đều biết chu trình PDCA. Nó bắt đầu từ chữ Plan (kế hoạch). Rất nhiều chủ DN học cái này nhưng lại không triển khai được vào thực tế cho chính bản thân mình và toàn thể công ty.

- Khi lập kế hoạch chúng ta có thể áp dụng công thức 5W2H2C (có nhiều phiên bản như 5W1H, 5W1H1C) tùy anh chị có thể tham khảo.

* Vấn đề 3: Thiếu quy trình dẫn đến mọi người làm việc không đầu không đuôi.

- Nói đến quy trình cũng đủ tình huống khóc cười. Nhiều chủ DN cho rằng công ty có chút xíu, lo kiếm cơm không lo mà đi lo xây quy trình. Có người tiến bộ hơn cũng xây quy trình này kia rồi sau đó cất tủ, hỏi ra đến ngay cả người chủ cũng không nhớ cất ở đâu luôn thì huống hồ là nhân viên. Có chủ DN chịu chơi đầu tư đi học bài bản hoặc nhờ bạn bè gửi cho 1 cái bộ quy trình cấp tập đoàn với vài chục ngàn nhân viên hoặc một chuỗi với mấy chục cái cửa hàng rồi mang về áp dụng, thời gian ngắn sau banh luôn cái công ty vì khoác lên một cái áo quá to, quá dày, quá nặng hoàn toàn không phù hợp.

- Chúng ta vẫn có thể áp dụng quy trình như các công ty lớn bài bản mà vẫn giữ được tính linh động của DN nhỏ. Bước 1: Nhờ bạn A ghi ra tất cả đầu việc bạn đang làm. Bước 2: Hỏi bạn trình tự cái nào trước cái nào sau. Bước 3: Cùng thảo luận có thể linh động bỏ bớt hoặc nhảy cóc để phù hợp thực tế không. Bước 4: Xem xét hạng mục nào hay bị lỗi phát sinh và đào sâu tìm hiểu. Bước 5: Áp dụng lại thực tế và điều chỉnh, sau đó thống nhất áp dụng rộng rãi toàn cty.

  Bài viết dưới góc độ quan sát của cá nhân nên có thể không tránh sai sót, mọn góp ý thêm từ các anh chị em.

  Bài tiếp theo tôi sẽ chia sẻ tiếp vấn đề còn lại.

  Cảm ơn anh chị đã quan tâm. Chúc anh chị 1 ngày nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Lê Thanh Duy.

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP
CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP

CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRONG DOANH NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NÂNG CAO GIÁ TRỊ THỜI GIAN
NÂNG CAO GIÁ TRỊ THỜI GIAN

NÂNG CAO GIÁ TRỊ THỜI GIAN

CẢI TIẾN - ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN
CẢI TIẾN - ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN

CẢI TIẾN - ĐỔI MỚI GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƠN

MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH
MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH

MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng