VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Thành viên chiến lược của tổ chức
Nhà quản lý nguồn nhân lực trở thành 1 phần không thể thiếu của nhóm Quản lý cốt lõi ở cấp chiến lược của tổ chức và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách hiện thực hóa các chiến lược đó.
Chuyên gia hành chính nhân sự
Nhà quản lý nguồn nhân lực thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn Quản lý nguồn nhân lực như phân tích công việc, kế hoạch hóa nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lương, phúc lợi, quan hệ lao động… Trong quá khứ thì vai trò này đã từng được tuyệt đối hóa nhưng hiện nay vai trò này được xem như một thang đo tối thiểu trình độ chuyên môn của một chuyên viên quản lý nguồn nhân lực nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất và cao nhất.
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước quy định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp. Bộ phận quản trị nhân sự còn đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chính sách nhân sự được thực hiện thông qua việc cố vấn cho người đứng đầu tổ chức trong việc đề ra và giải quyết những vấn đề liên quan đến con người trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chương trình đào tạo đều được bộ phận nhân viên sắp đặt kế hoạch và tổ chức và thường được các bộ phận khác tham khảo ý kiến.
Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các chương trình lương hưu, lương bổng, an toàn lao động. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả, giúp cho các bộ phận khác đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc của nhân viên.
Đại diện cho nhân viên
Nhà Quản lý nguồn nhân lực là những người hiểu được nhân viên và đại diện cho tiếng nói của nhân viên trong các quyết định quản lý. Nhà quản lý cùng với tổ chức cần hiểu được những nguyện vọng của nhân viên và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng đó, đưa ra thảo luận trong Ban quản lý của tổ chức những nhu cầu đó và thể hiện chúng như một trong những mục tiêu chiến lược của tổ chức. Lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người lao động thì không phải lúc nào cũng trùng khớp, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững các nguyên lý khoa học của Quản lý nguồn nhân lực và phải vận dụng chúng một cách nghệ thuật, linh hoạt.
Là tác nhân cho sự thay đổi/ đổi mới
Nhà quản lý là người luôn đi đầu trong việc thúc đẩy sự đổi mới. Do đó, nhà quản lý cần có khả năng quản lý biến đổi. Vai trò này càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay nên nhà quản lý cần phải thay đổi, vận hành và quản lý thay đổi kịp thời để hiệu quả thực hiện chiến lược không bị giảm sút.
Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề công nhân bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ công nhân vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự và nhân viên bộ phận nhân sự nắm vững chính sách nhân sự của Nhà nước và doanh nghiệp đảm nhận việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể và tư vấn cho người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phức tạp. Như vậy bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò tư vấn cho các nhà quản trị.
Kiểm tra nhân viên
Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không.
Kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.
Kiểm tra thông qua việc đo lường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn. Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.
Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp; bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp.
nguồn: sưu tầm và tổng hợp
#chiasekienthucquantrisanxuat
#chienluocvaquantrisanxuat
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm