MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

• Mục đích

  Khi áp dụng Lean vào doanh nghiệp, có thể đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- Giảm phế phẩm và sự lãng phí: Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, ngăn ngừa phế phẩm phát sinh, giảm chi phí do tái chế sản phẩm và các tính năng trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu;

- Giảm thời gian chu kỳ, giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi: giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;

- Giảm mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả các công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn;

- Tận dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất: sử dụng thiết bị, mặt bằng hiệu quả hơn, gia tăng hiệu suất sản xuất các thiết bị hiện có,giảm thiểu thời gian dừng máy;

- Tăng tính linh hoạt: Nâng cao khả năng linh hoạt khi sản xuất nhiều loại sản phẩm tương tự với chuyển đổi nhanh và rút ngắn thời gian bắt đầu sản xuất sản phẩm mới;

- Tăng sản lượng: Tổ chức gia tăng sản lượng đáng kể trên cơ sở vật chất hiện có nếu giảm chu kỳ sản xuất, giảm thiểu “ùn tắc” và dừng máy, đảm bảo công nhân làm việc hiệu suất không thực hiện thao tác không cần thiết.

• Lợi ích

- Tổ chức, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều lợi ích khi áp dụng Lean như nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm áp lực cho người lao động và gắn kết người lao động nhiều hơn với công việc.

- Lean mang lại những cải thiện đáng kể về năng suất chất lượng cho quá trình tạo sản phẩm nhờ giảm thiểu tình trạng sai lỗi và các lãng phí. Đồng thời, áp dụng Lean cải thiện thời gian chu kỳ sản xuất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, năng suất lao động và hiệu suất quá trình tạo sản phẩm cao hơn thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/vận hành.

- Bên cạnh đó, mỗi người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc thực hiện chất lượng ngay từ nguồn.

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN VÀO DOANH NGHIỆP

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN
LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN

LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA LEAN
Chuyển Đổi Nhanh
Chuyển Đổi Nhanh

Chuyển Đổi Nhanh
LEAN MANUFACTURING
LEAN MANUFACTURING

LEAN MANUFACTURING
SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)
SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)

SMED (CHUYỂN ĐỔI NHANH)
Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (VSM)
Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (VSM)

Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM)
SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ?
SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ?

SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ?
QUẢN LÝ TINH GỌN LEAN (PART 4)
QUẢN LÝ TINH GỌN LEAN (PART 4)

QUẢN LÝ TINH GỌN LEAN (PART 4)
5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN
5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

5 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng