B2B
B2B
Việt Nam, trong mắt thế giới, là nơi xuất khẩu nguyên liệu thô với giá trị gia tăng thấp, là một công xưởng gia công thuần túy B2B với lợi nhuận cũng rất thấp mà nhiều “ Ông Lớn “ trên thế giới hướng đến. Hôm nay, chúng ta cùng view sơ trên góc độ của NIKE để thấy được “ Việt Nam- Ví dụ điển hình của outsourcing và Tư Bản Chủ Nghĩa
Tự hào ‘nhân công giá rẻ’, người Việt làm thuê quần quật 166 đôi giày Nike cũng chỉ gom góp đủ tiền mua 1 đôi của hãng.
Nói về giá trị thương hiệu Việt Nam, bà Bùi Nguyễn Phương Châu – Trưởng ban Truyền thông CTCP FPT cho biết: Khi “tiến quân” sang Nhật Bản, do Việt Nam không có thương hiệu gì trên thị trường quốc tế nên FPT đã rất vất vả để gây dựng thương hiệu từ đầu.
Một đôi giày Nike bán được 100 USD, Việt Nam – nơi gia công cho Nike – thu về được bao nhiêu?
Ông Michael H.Nguyễn, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Masan, cho biết: Trung Quốc là nơi cung cấp nguyên liệu, thu về 5% lợi nhuận.
Việt Nam – nơi gia công và ráp nối các bộ phận – cũng thu về khoảng 5% lợi nhuận trên mỗi đôi giày. Trong khi đó, các nhà bán lẻ Mỹ thu về 45% lợi nhuận và Nike thu về 45% lợi nhuận còn lại.
Tức, 90% lợi nhuận thuộc về Mỹ.
Một đôi giày 100 USD, Nike thu về 20 USD, và lợi nhuận của Việt Nam chỉ ở mức 0,6 USD.
Điều này có nghĩa: Người Việt làm thuê quần quật để sản xuất 166 đôi giày Nike mới gom góp đủ tiền mua 1 đôi của hãng.
“Chúng ta làm vất vả hơn, nhưng thu về lợi nhuận ít hơn rất nhiều”, ông Michael giãi bày.
Hãy thử mơ giấc mơ thương hiệu Việt…
Ông Michael cho rằng: Việt Nam đang thiếu một thương hiệu mạnh để khai mở giá trị tiềm năng của mình.
Thử giả định có Việt Nam có một thương hiệu đủ mạnh, tạm gọi là “Nike Việt”. Giả sử đôi giày “Nike Việt” bán ra với mức bằng 1/2 giá Nike, giá bán ra ở mức 50 USD.
Với tính toán đầu vào, thu nhập, sức mua, dự khoảng 20% lợi nhuận, tức khoảng 10 USD. Tức chúng ta chỉ cần bán được 5 đôi thì số tiền lợi nhuận đủ mua 1 đôi mới.
Giả sử chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ở mức 30%. Trừ thêm chi phí nguyên vật liệu và nhân công, “Nike Việt” có thể thu về 10 USD lợi nhuận/đôi giày.
Như vậy, lợi nhuận thu về của “Nike Việt”đã tăng lên hơn 16 lần/đôi giày.
Từ câu chuyện “Nike Việt” đến GDP Việt Nam
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP của Việt Nam hiện nay ở mức 193,6 tỷ USD.
Ông Michael phân tích, GDP hiện nay dựa trên 3 lợi thế: Tài nguyên thiên nhiên chiếm 32% GDP + Nguồn nhân lực 90 triệu người + Nguồn tài chính.
Tuy nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên phải dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo mới đem lại năng suất cao, nhưng năng suất bình quân người lao động trong ngành khai khoáng và nông nghiệp mới ở mức 2.400 USD, còn kém xa mức trung bình của ngành này tại khu vực ASEAN là 6.800 USD.
Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chủ yếu làm gia công với giá trị gia tăng/sản phẩm thấp. Giá trị từ xuất khẩu luôn dưới 10% trong chuỗi giá trị thành phẩm.
Về nguồn tài chính, tiền trong hệ thống (M2) bình quân đầu người ở Việt Nam ở mức 2.300 USD, cũng chưa bằng một nửa mức trung bình ASEAN với 5.700 USD/người.
Bất cứ Doanh Nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến B2C thay vì B2B, vậy đâu là chìa khóa để mở cánh cửa này ?
Nguồn : Tổng Hợp
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm