Bảo Dưỡng Tự Chủ

Bảo Dưỡng Tự Chủ

Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính:

- Thứ nhất là nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ những người vận hành được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đóng vai trò mới, vừa là người vận hành và cũng là người chủ thiết bị. Họ có khả năng nhận biết chính xác tình trạng bất thường trong quá trình làm việc, ý thức với việc tuân thủ nghiêm túc theo các quy định về kiểm soát điều kiện hoạt động; có khả năng thực hiện các hành động khắc phục và khôi phục nhanh chóng, phù hợp khi xuất hiện những bất thường; có khả năng thiết lập các điều kiện vận hành tối ưu cho thiết bị; và có khả năng duy trì các điều kiện vận hành tối ưu cho thiết bị.

- Thứ hai là nhằm thiết lập nơi làm việc ngăn nắp, khoa học để có thể giúp phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào ngay khi nó xuất hiện.

  Một trong những nguyên nhân gây ra sai lỗi sản phẩm đó là các vấn đề có liên quan nhiều tới thiết bị, đặc biệt là trong các nhà máy có mức tự động hóa cao. Bên cạnh đó, thiết bị được thiết kế, chế tạo, cài đặt, vận hành và duy trì bởi con người nên có thể nói rằng, các tổn thất bắt nguồn cả từ cách suy nghĩ và hành vi của con người. Nếu không thay đổi cách nghĩ truyền thống, chúng ta cũng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu không sai lỗi, không hỏng hóc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có cách tiếp cận mang tính đổi mới và thực hiện các biện pháp mang tính đột phá. Với mục tiêu là Không hỏng hóc – Zero Failures, Không sai lỗi - Zero Defects, TPM mang lại những cải tiến toàn diện cho máy móc thiết bị hiện có, đồng thời góp phần để hiệu quả sử dụng máy móc cũng như chất lượng sản phẩm trong tương lai cao hơn. Như vậy, TPM và Bảo dưỡng tự chủ chính là giải pháp mà doanh nghiệp cần sớm tiếp cận và thực hiện.

  Khái niệm không sai lỗi đã tồn tại như một khẩu hiệu trong các chiến dịch thúc đẩy nâng cao chất lượng của hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất. Tuy vậy, để đạt được điều này cũng không hề dễ dàng và triệt để. Câu hỏi đặt ra là “Liệu có phương pháp nào giúp các nhà máy đạt được mục tiêu không sai lỗi trong điều kiện không thay đổi trình độ kỹ thuật công nghệ và chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất hiện có không? Tất nhiên là mọi người từ lãnh đạo cao nhất tới công nhân sản xuất trực tiếp đều sẵn sàng cam kết thực hiện để đạt được mục tiêu này”. Câu trả lời là CÓ, đó chính là chương trình Bảo dưỡng tự chủ.

  Bảo dưỡng tự chủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong TPM và tập trung chủ yếu vào đối tượng là người vận hành máy móc. Hoạt động này có thể dễ dàng thực hiện và đạt được thành quả nhất định trong một khoảng thời gian ngắn.

  Thực tế triển khai chương trình Bảo dưỡng tự chủ của các nhà máy đã thực hiện TPM cho thấy rất khó và thực sự không hiệu quả nếu triển khai nhiều công việc một lúc. Bởi vậy, chương trình Bảo dưỡng tự chủ thường được triển khai theo các bước bao gồm:

- Bước 0: Chuẩn bị

- Bước 1: Làm sạch ban đầu

- Bước 2: Thực hiện biện pháp thích hợp để loại bỏ nguồn gây bẩn và khó tiếp cận

- Bước 3: Soạn thảo các tiêu chuẩn Làm sạch, Kiểm tra, Bôi trơn (CL )

- Bước 4: Thực hiện đào tạo về kiểm tra và xây dựng các qui trình kiểm tra

- Bước 5: Tự kiểm tra

- Bước 6: Tiêu chuẩn hóa

- Bước 7: Quản lý tự chủ

  Nguồn: Tổng hợp

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

Bảo Dưỡng Tự Chủ

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng