MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER (PART 6)
MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER (PART 6)
- Porter’s Five Forces hay còn được biết tới là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter hay mô hình cạnh tranh của Michael Porter. Đây là mô hình giúp xác định, phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp. Mô hình này giúp các doanh nghiệp xác định điểm yếu, điểm mạnh của ngành, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan và điều chỉnh phù hợp.
- MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH GỒM CÁC NỘI DUNG CHÍNH YẾU SAU:
1. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TỪ ĐỐI THỦ HIỆN TẠI TRONG NGÀNH:
• Yếu tố đầu tiên là số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng của những đối thủ này đe doạ công ty như thế nào.
• Số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, đồng nghĩa với số lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp càng nhiều thì sức mạnh của doanh nghiệp chúng ta sẽ càng giảm. Nhà cung cấp, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, tìm kiếm sự cạnh tranh tốt hơn, nhất là trong khoản chi phí và giá cả sản phẩm.
• Ngược lại, khi số lượng đối thủ cạnh tranh thấp, công ty sẽ có nhiều quyền lực hơn, có thể có những chiến lược giá tốt hơn, từ đó đạt được doanh số và lợi nhuận cao hơn.
2. ĐÁNH GIÁ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TƯƠNG LAI
• Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là 1 trong 5 yếu tố trong 5 mô hình áp lực cạnh tranh mà bạn cần quan tâm và phân tích kỹ lưỡng. Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
• Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Điều này đe dọa các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
3. ÁP LỰC CẠNH TRANH TỪ KHÁCH HÀNG
• Áp lực này trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh đánh giá khả năng của khách hàng tới giá bán và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp.
• Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm cũng như khả năng thay đổi lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.
4. ÁP LỰC TỪ NHÀ CUNG CẤP
• Áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
5. ÁP LỰC TỪ SẢN PHẨM THAY THẾ
• Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm