THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

  Tham gia vào thị trường Quốc Tế chắc chắn là mục tiêu của hầu hết Doanh Nghiệp Việt Nam, vấn đề chỉ là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn.

  Hôm nay, Vân xin chia sẻ đển cả nhà, 1 số hình thức thâm nhập thị trường Quốc Tế nhé.

 Xuất khẩu

- Mở rộng ra thị trường nước ngoài với tư cách là nhà xuất khẩu. Sản xuất ở một địa điểm và xuất khẩu sang quốc gia khác.

- Ưu điểm là tránh chi phí do các hoạt động sản xuất ở nước sở tại, khai thác được lợi thế chi phí trên đường cong kinh nghiệm và lợi thế vị trí.

- Nhược điểm là chi phí vận chuyển cao, sản phẩm cồng kềnh; nếu sản xuất tại quốc gia hiện tại thì có thể không phù hợp vì nếu có địa điểm chi phí thấp ở nước ngoài (nếu chuyển đến quốc gia khác, có lợi thế)

 Bán giấy phép

- Bán giấy phép là thỏa thuận mà người mua giấy phép mua quyền sản xuất sản phẩm của công ty tại nước mình với mức phí đàm phán (trả bản quyền theo số đơn vị ra).

- Ưu điểm : Hình thức này không phải chịu chi phí phát triển và rủi ro, có cơ hội mở rộng thị trường nước ngoài.

- Nhược điểm : công ty không kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, chiến lược ở thị trường nước ngoài, hạn chế công ty phối hợp chiến lược với các nước và rủi ro bán giấy phép là bán bí quyết công nghệ, do vậy khó giám sát được việc sử dụng giấy phép đó.

 Nhượng quyền kinh doanh

- Thực chất là bán quyền sử dụng nhãn hiệu. Đây là một hình thức đặc biệt của bán giấy phép, không chỉ bán quyền sử dụng nhãn hiệu mà còn nhấn mạnh rằng bên nhận quyền sở hữu tuân thủ các nguyên tắc trong kinh doanh. Bán giấy phép thường sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất, còn nhượng quyền kinh doanh thường áp dụng với các công ty dịch vụ.

- Ưu điểm : Hình thức này giúp công ty có cơ hội kinh doanh mà ít chịu rủi ro, được hỗ trợ đào tạo, tài chính.

- Nhược điểm : chi phí chuyển nhượng lớn, việc kiểm soát chất lượng cũng khó khăn.

 Liên doanh

- Liên doanh là sự thành lập của một công ty do sự liên kết giữa hai hay nhiều công ty được lập khác. Thành lập liên doanh là hình thức phổ biến để thâm nhập thị trường nước ngoài.

- Ưu điểm : Với hình thức này, công ty có thể thu lợi từ kiến thức về cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống kinh doanh của nước sở tại, có thể chia sẻ chi phí và rủi ro.

- Nhược điểm : Tuy nhiên hình thức này doanh nghiệp không kiểm soát chặt chẽ được các công ty con để có thể nhận ra đường cong kinh nghiệm và kinh tế vùng, thiếu kiểm soát được công nghệ và tỷ lệ vốn góp có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp quyền kiểm soát nếu mục mục tiêu bị thay đổi

  Nguồn : Sưu Tầm và Tổng Hợp

#chiasekienthucquantrisanxuat

#chienluocvaquantrisanxuat

THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan

BẢN CHẤT VÀ LỢI ÍCH CỦA THỊ TRƯỜNG NGÁCH
BẢN CHẤT VÀ LỢI ÍCH CỦA THỊ TRƯỜNG NGÁCH

BẢN CHẤT VÀ LỢI ÍCH CỦA THỊ TRƯỜNG NGÁCH

THỊ TRƯỜNG NGÁCH TẠI VIỆT NAM?
THỊ TRƯỜNG NGÁCH TẠI VIỆT NAM?

THỊ TRƯỜNG NGÁCH TẠI VIỆT NAM?

CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG MỚI
CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG MỚI

CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG MỚI

3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 2)
3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 2)

3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 2)

3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 1)
3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 1)

3 BƯỚC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (PHẦN 1)

THỊ TRƯỜNG M&A
THỊ TRƯỜNG M&A

THỊ TRƯỜNG M&A


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng