QUY TRÌNH HOÀN THIỆN ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH HOÀN THIỆN ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  Một bản mô tả công việc có đầy đủ thông tin và được trình bày rõ ràng sẽ chắc chắn thu hút nhiều ứng viên tiềm năng. Sau đây là một quy trình hoàn thiện để xây dựng một bảng mô tả công việc đúng chuẩn!

  Anh/Chị và các bạn có thể tham khảo nhé!

1. Tiêu đề

- Tên tiêu đề cần rõ ràng, khiến cho người đọc mường tượng được về vai trò của vị trí.

- Tiêu đề ngắn gọn (nhất có thể) và tối ưu cho công cụ tìm kiếm.

2. Phần mở đầu – Vai trò của vị trí

- Giới thiệu qua về công ty, môi trường làm việc.

- Mục tiêu của vị trí đang tuyển.

- Điều mà nhà tuyển dụng kì vọng ở ứng viên.

3. Phần thân 1 – Các nhiệm vụ chính

- Liệt kê các nhiệm vụ mà nhân viên mới sẽ đảm nhận tại vị trí. Không nên quá lo về độ dài, khoảng 6-12 gạch đầu dòng là ổn.

- Nên đưa các nhiệm vụ theo đơn vị từng tuần/ngày/tháng để ứng viên có thể tự đo lường và cân nhắc.

4. Phần thân 3 – Yêu cầu

- Phần này sẽ đưa cho ứng viên một cái nhìn tổng thể về việc “Như thế nào thì phù hợp?” Có thể đó là yêu cầu về số năm kinh nghiệm, yêu cầu về những kỹ năng chuyên môn đặc biệt, yêu cầu về giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng, …

- Đừng quá lo lằng rằng việc đưa ra quá nhiều yêu cầu sẽ khiến cho ứng viên lo sợ mà không ứng tuyển. Khi đó, bạn có thể chắc chắn rằng những người ứng tuyển sẽ là những người phù hợp.

- Quan trọng không phải là cố gắng hạn chế số yêu cầu, quan trọng là bạn liệt kê chúng vừa đủ, và ở mức thỏa hiệp được.

5. Phần thân 2 – Quyền lợi của nhân viên

- Lương, thưởng, đãi ngộ.

- Các chế độ đóng bảo hiểm, phúc lợi khác của nhân viên.

- Cơ hội học tập, huấn luyện.

  Bạn luôn phải đặt câu hỏi trong đầu để tìm hiểu xem kỳ vọng của ứng viên về vị trí này là gì. Nếu vị trí không có mức lương quá hấp dẫn, điều gì sẽ thu hút ứng viên? Nếu có lương tốt thì môi trường làm việc có thúc đẩy sự tiến bộ không? Cơ hội thăng tiến của nhân viên là như thế nào? ... Rất nhiều câu hỏi để bạn tìm ra câu trả lời.

6. Phần kết – Quy trình tuyển dụng

 Sau khi trình bày đủ thông tin việc làm, sẽ chuyên nghiệp hơn khi bạn nêu rõ quy trình tuyển dụng của công ty với vị trí đang đăng tuyển:

- Nêu rõ từng bước / từng vòng đăng tuyển.

- Hình thức phỏng vấn Online hay Offline?

- Địa chỉ, thời gian diễn ra từng vòng.

- Phương thức liên lạc: Email / Điện thoại / …

...

  Tùy theo yêu cầu riêng của từng vị trí hay doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể thêm, sửa chi tiết khác so với cấu trúc bảng mẫu mô tả công việc phía trên.

  Các khảo sát đều cho thấy một bảng mô tả công việc được viết tốt sẽ tăng hiệu quả tuyển dụng đáng kể cho doanh nghiệp. Chưa kể, nó cũng tăng khả năng tìm được ứng viên phù hợp với công việc và tiết kiệm thời gian.

  Nguồn : sưu tầm

#tuvankienbach

#chienluocvaquantrisanxuat

#chiasekienthucquantrisanxuat
 

QUY TRÌNH HOÀN THIỆN ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng