CÔNG SUẤT

CÔNG SUẤT

1. KHÁI NIỆM:

· Công suất/năng lực sản xuất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm...) trong điều kiện xác định.

· Công suất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất.

· Công suất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý... thì công suất có thể sẽ thay đổi.

· Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng, đối với những doanh nghiệp chỉ sản suất một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm, công suất được tính đơn giản bằng cách đo lượng đầu ra. Ví dụ như số thuê bao điện thoại trong một tháng, số tấn than trong một ngày, số bom bia trong một quý.

· Tuy nhiên, với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tính chất không giống nhau, người ta có thể quy đổi về cùng một đơn vị chẳng hạn như tấn trên một giờ hay giờ công trên một tháng, sau đó tổng hợp lại thành mức công suất chung.

· Cũng cần chú ý rằng không nên sử dụng chỉ tiêu đo lường không mang tính ổn định theo thời gian, ví dụ như sử dụng tiền để đo công suất. Đối với một số loại dịch vụ người ta có thể đo công suất theo lượng đầu vào chẳng hạn như hãng hàng không sử dụng chỗ ghế còn trống trên một tháng, bệnh viện sử dụng đơn vị là giường bệnh sẵn sàng trong một tháng, sức chứa của một rạp chiếu bóng trong một buổi chiếu...

· Có nhiều loại công suất khác nhau. Sự phân loại và nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản trị, sử dụng công suất một cách toàn diện và có hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp

2. PHÂN LOẠI:

· Có nhiều loại công suất khác nhau. Sự phân loại và nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản trị, sử dụng công suất một cách toàn diện và có hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp

a) Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là:

· Máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, không bị hỏng hóc hoặc bị mất điện

· Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động...

· Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo quy định hiện hành.

· Đây là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Trong thực tế, đôi khi khó có thể đạt được công suất thiết kế. Tuy nhiên, nó có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

b) Công suất hiệu quả: là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm/dịch vụ, tuân thủ các các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị và cân đối các hoạt động. Điều quan trọng là với công suất hiệu quả cho phép doanh nghiệp phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn.

c) Công suất thực tế: trong thực tế, công suất hiệu quả là công suất mà doanh nghiệp kỳ vọng đạt được. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường cho quá trình sản xuất không kiểm soát được, thế là khối lượng sản xuất ra sẽ thấp hơn so với dự kiến mong đợi.

  Nguồn : Sưu Tầm

#chiasekienthucquantrisanxuat

#chienluocvaquantrisanxuat
 

CÔNG SUẤT

 

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng