XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TÍN NHIỆM CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TÍN NHIỆM CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong 5 năm tới, thương mại điện tử sẽ được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn và tăng cường trải nghiệm cho khách hàng.

Trong suốt hơn 10 năm hình thành và phát triển, ngành thương mại điện tử ghi nhận mức tăng trưởng nhanh và liên tục, tốc độ có năm đạt trên 30%. Riêng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đối mặt với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 18%.

Dự báo, thương mại điện tử, cùng với chuyển đổi số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Đặc biệt, sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào phương thức bán hàng này, qua đó tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đang làm phát sinh nhiều vấn đề mới, bao gồm tính minh bạch hóa, đảm bảo quyền lợi khách hàng, quản lý thương mại điện tử trên mạng xã hội hay thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cập nhật, điều chỉnh hành lang pháp lý đễ tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tiêu cực, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và người tiêu dùng.

Các điều chỉnh pháp lý, chính sách của Nhà nước cũng như Bộ Công thương trong thời gian tới sẽ hướng tới xây dựng tiêu chuẩn tín nhiệm thương mại điện tử Việt Nam, trong đó bao gồm thúc đẩy ứng dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử để có thể vừa tối ưu hóa quy trình, tinh gọn chi phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên thị trường thương mại điện tử cũng cần được tối ưu hóa. Theo các chuyên gia, giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là hoạt động mũi nhọn thể hiện vai trò của quản lý nhà nước.

Mặt khác, một hệ thống đánh giá tín nhiệm cũng cần được xây dựng, dựa trên công cụ cho điểm và công cụ danh sách đen.

Trong đó, công cụ cho điểm (storing) sẽ được dùng để đánh giá khả năng giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp. Công cụ danh sách đen (blacklist) được sử dụng để hạn chế những hành vi lạm dụng, gian lận của người dùng, thông qua cơ chế chia sẻ thông tin giữa các sàn thương mại điện tử.

Dựa trên cơ sở về đánh giá tín nhiệm, Bộ Công thương đưa ra định hướng trong 5 năm tới sẽ xây dựng nền tảng dữ liệu về giao dịch thương mại điện tử, từ đó đưa ra đánh giá về thị trường và xây dựng quyết sách phù hợp. Hiện Bộ đang phối hợp với một số doanh nghiệp lớn về công nghệ để lên kế hoạch triển khai.

Nguồn : The Leader

#tuvankienbach

#chienluocvaqunatrisanxuat

#quantrisanxuat

 

  Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.

1. Group Facebook tại đây

Group facebook chia sẻ kiến thức quản trị sản xuất

 

2. Zalo Group tại đây

Zalo group kiến thức sản xuất

 

3. Youtube tại đây

Youtube kiến thức quản trị sản xuất

 

4. Website tại đây

Website kiến thức quản trị sản xuất

 

5. Fanpage Facebook tại đây

Fan Page Facebook tư vấn kiến bách

 

6. Instagram tại đây

Instagram tư vấn kiến bách

 

7. TikTok tại đây

TikTok Kiến thức quản trị sản xuất

 

8. Zalo Group DEAL tại đây

Zalo Group Deal Kiến thức quản trị sản xuất

 

9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây

Group Facebook Sale Giá Xưởng Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây

Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất

 

   Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.

kien-thuc-quan-tri-san-xuat

Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!


Tin tức liên quan


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng