CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Thương mại điện tử là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển.
**Cơ hội phát triển mạnh mẽ**
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thành tựu kĩ thuật tiên tiến.
Theo Tạp chí Công thương, báo cáo của Google-Temasek năm 2018, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ bùng nổ vào năm 2025, với doanh thu ở mức 7,5 tỷ USD.
Theo Hà Nội mới, năm 2020, thương mại điện tử tại Việt Nam là lĩnh vực hoạt động sôi động nhất trong thị trường kinh tế số dù có bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Trong 10 tháng của năm 2020, tỷ lệ giao dịch hàng hóa qua thương mại điện tử tăng từ 10% đến 30%, có đơn vị tăng 50%.
**Cạnh tranh và những thách thức từ thị trường kinh doanh trực tuyến **
Diễn biến của thương mại điện tử ngày càng khốc liệt giữa các ông lớn kinh doanh với các khoản đầu tư khổng lồ. Mặt khác đó còn là sự xuất hiện của nhiều công ty công nghệ với các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp đầu ngành.
Tuy ngành thương mại điện tử đạt được những hiệu quả bước đầu khi tạo ra hàng ngàn tỉ USD cho kinh tế song khi số lượng các sàn thương mại điện tử tăng nhanh thì việc kiểm quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn.
Theo Tạp chí Tài chính, việc kiểm soát thông tin về hàng hóa trên các sàn giao dịch và thực tế hàng hóa là vấn đề khó khăn, vì vậy, cơ quan nhà nước khó có thể kiểm soát hết được hàng hoá vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, với 3 loại hình thương mại điện tử là sàn giao dịch, bán hàng trên mạng xã hội và bán hàng trên website, nếu không có kiểm soát tốt thì đây sẽ là mối nguy đối với tình hình gian lận thương mại tại Việt Nam.
Việc giám sát, kiểm tra, quản lý này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà còn có tác động tới quyền lợi của người tiêu dùng. Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng diễn biến phức tạp.
Thương mại điện tử đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy mục tiêu quốc gia và dự án "Chuyển đổi số Quốc gia" đã được trình Chính phủ với nhiều kỳ vọng đến năm 2025.
Nguồn : Sưu Tầm và Tổng Hợp
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp PR/Giới Thiệu Sản Phẩm Trên Group Facebook, Zalo Group, Youtube, Website, Fanpage Facebook, Instagram và TikTok.
1. Group Facebook tại đây
2. Zalo Group tại đây
3. Youtube tại đây
4. Website tại đây
5. Fanpage Facebook tại đây
6. Instagram tại đây
7. TikTok tại đây
8. Zalo Group DEAL tại đây
9. Group Facebook Sale Giá Xưởng tại đây
10. Twitter Kiến Thức Quản Trị Sản Xuất tại đây
Mọi chi tiết hoặc cần được hỗ trợ vui lòng Ms Vân - 0705223698 ( Zalo ) - Trưởng Ban Thư Ký.
Tham gia Group Kiến thức Quản trị sản xuất để nhận được những tin tức mới nhất và có đồng đội luôn đồng hành, hỗ trợ!
Xem thêm